Tin tức mới nhất
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
TUYÊN TRUYỀN VỀ PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS

BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS

 

Đại dịch HIV/AIDS không những gây ra hậu quả to lớn về mặt kinh tế, xã hội đối với các quốc gia ở khắp các châu lục địa mà còn để lại bao nỗi bất hạnh cho bản thân, tinh thần người nhiễm HIV/AIDS, gia đình và người thân của họ. Phòng, chống HIV/AIDS là trách nhiệm và nghĩa vụ của toàn xã hội, từng gia đình và mỗi cá nhân.

1. HIV/AIDS là gì?

HIV là tên viết tắt của virus gây suy giảm miễn dịch ở người. HIV lây nhiễm và tấn công các tế bào trong hệ thống miễn dịch như đại thực bào, tế bào lympho T khiến cơ thể không thể chống lại các bệnh cơ hội khác.

AIDS là giai đoạn cuối cùng và nghiêm trọng nhất của nhiễm HIV. Người mắc AIDS có số lượng tế bào bạch cầu rất thấp và hệ thống miễn dịch bị tổn thương nghiêm trọng.

Nếu không điều trị, nhiễm HIV sẽ tiến triển thành AIDS trong khoảng 10 năm

2. Nguyên nhân

HIV là bệnh do virus HIV gây ra, đây là virus thuộc họ retroviridae, nó có thể lây lan qua quan hệ tình dục, tiêm chích ma túy hoặc dùng chung kim tiêm, tiếp xúc với máu bị nhiễm bệnh hoặc từ mẹ sang con trong khi mang thai, sinh nở hoặc cho con bú.

Khi vào cơ thể, virus HIV phá hủy các tế bào T CD4 - các tế bào bạch cầu đóng vai trò quan trọng trong việc giúp cơ thể bạn chống lại bệnh tật. Cơ thể càng có ít tế bào T CD4 thì hệ thống miễn dịch sẽ càng trở nên yếu đi.

3. HIV lây qua con đường nào?

HIV có thể lây truyền qua 3 con đường chính sau đây

·         Qua đường tình dục: Bị máu, tinh dịch hoặc dịch tiết của người nhiễm HIV xâm nhập vào cơ thể khi quan hệ qua âm đạo, hậu môn hoặc miệng.

·         Qua đường máu: Dùng chung kim tiêm, các vật sắc nhọn có dính máu của người nhiễm HIV, truyền máu từ người nhiễm HIV.

·         Từ mẹ sang con: Mẹ nhiễm HIV có thể truyền virus sang con trong quá trình mang thai, sinh con hoặc cho con bú. Điều trị sớm bằng thuốc kháng virus giúp giảm đáng kể nguy cơ lây truyền virus sang đứa trẻ.

4. Đối tượng có nguy cơ mắc HIV

Bất kỳ ai cũng có nguy cơ bị nhiễm HIV/AIDS. Tuy nhiên, nguy cơ sẽ cao hơn ở những người:

·         Quan hệ tình dục không an toàn: Nên dùng bao cao su mỗi khi quan hệ tình dục. Quan hệ tình dục qua đường hậu môn nguy hiểm hơn quan hệ tình dục qua đường âm đạo và bạn có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn nếu có nhiều bạn tình.

·         Mắc các bệnh lây qua đường tình dục (STIs): Nhiều bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể gây ra vết loét trên bộ phận sinh dục. Những vết loét này đóng vai trò là cửa ngõ để HIV xâm nhập vào cơ thể bạn.

·         Dùng chung kim tiêm: Phổ biến ở những người tiêm chích ma túy bất hợp pháp.

5. Dấu hiệu nhận biết

Giai đoạn HIV cấp tính

Một số người bị nhiễm HIV sẽ phát bệnh với các triệu chứng giống như cúm trong vòng 2 đến 4 tuần sau khi virus xâm nhập vào cơ thể và có thể kéo dài trong vài tuần.

Các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm:

·         Sốt.

·         Đau đầu.

·         Đau cơ và đau khớp.

·         Phát ban.

·         Đau họng và lở loét miệng.

·         Sưng hạch bạch huyết, chủ yếu ở cổ.

·         Tiêu chảy.

·         Sụt cân bất thường.

·         Ho.

·         Đổ mồ hôi đêm.

Những triệu chứng này có thể nhẹ đến mức người bệnh không nhận thấy được. Tuy nhiên, lúc này lượng virus trong máu khá cao do đó bệnh nhân ở giai đoạn cấp tính dễ mắc phải các bệnh nhiễm trùng hơn các giai đoạn tiếp theo.

Giai đoạn HIV mạn tính

Virus HIV vẫn tồn tại trong cơ thể và trong các tế bào bạch cầu nhưng chịu tác động của hệ miễn dịch nên không gây ra triệu chứng rõ ràng như giai đoạn cấp. Sưng hạch bạch huyết là dấu hiệu dễ nhận thấy nhất của giai đoạn này.

Giai đoạn mạn tính kéo dài từ vài tuần đến vài năm hoặc có thể lâu hơn phụ thuộc vào việc điều trị với thuốc kháng virus và hệ miễn dịch của từng cá thể.

AIDS

Các dấu hiệu và triệu chứng của một số bệnh nhiễm trùng này có thể bao gồm:

·         Đổ mồ hôi.

·         Ớn lạnh.

·         Sốt tái phát.

·         Tiêu chảy mạn tính.

·         Sưng hạch bạch huyết.

·         Đốm trắng dai dẳng hoặc tổn thương bất thường trên lưỡi hoặc trong miệng.

·         Mệt mỏi dai dẳng không rõ nguyên nhân.

·         Suy nhược cơ thể.

·         Sút cân nghiêm trọng bất thường.

·         Phát ban trên da.

6. Biến chứng nguy hiểm

Nhiễm trùng

·         Viêm phổi do Pneumocystis (PCP): PCP là nguyên nhân phổ biến gây viêm phổi ở những người nhiễm HIV.

·         Bệnh nấm candida: Gây viêm và tạo thành một lớp phủ dày màu trắng trên miệng, lưỡi, thực quản hoặc âm đạo.

·         Bệnh lao: Bệnh lao là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở những người bị AIDS trên thế giới.

·         Virus Cytomegalo: Đây là virus gây các bệnh nhiễm trùng như thủy đậu, giời leo... Virus herpes phổ biến này được truyền qua các chất dịch cơ thể và gây tổn thương cho các cơ quan như mắt, đường tiêu hóa, phổi,…

·         Viêm màng não do Cryptococcus: Đây là một bệnh nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương phổ biến có liên quan đến HIV.

·         Toxoplasma: Gây ra bởi Toxoplasma gondii, một loại ký sinh trùng lây lan chủ yếu qua mèo. Toxoplasmosis có thể gây ra bệnh tim và co giật xảy ra khi nó lan đến não.

Ung thư:

·         Ung thư hạch: Ung thư này bắt đầu trong các tế bào bạch cầu với các dấu hiệu phổ biến nhất là sưng không đau các hạch bạch huyết ở cổ, nách hoặc bẹn.

·         Ung thư Kaposi: Ung thư này hình thành các khối u có mạch máu nhỏ dưới bề mặt da và trong miệng, mũi, mắt hoặc hậu môn.

·         Ung thư liên quan đến HPV: Đây là những bệnh ung thư do nhiễm virus HPV ở người gây ra. Bao gồm ung thư hậu môn, miệng và cổ tử cung.

Các biến chứng khác:

·         Hội chứng suy nhược cơ thể: HIV/AIDS không được điều trị có thể gây ra sụt cân đáng kể, thường kèm theo tiêu chảy, suy nhược mạn tính và sốt.

·         Biến chứng thần kinh: HIV có thể gây ra các triệu chứng thần kinh như lú lẫn, hay quên, trầm cảm, lo âu và khó khăn khi bước đi. Các rối loạn thần kinh liên quan đến HIV có thể dao động từ nhẹ đến nặng.

·         Bệnh thận: Viêm thận liên quan đến HIV là một tình trạng viêm cầu thận, có chức năng loại bỏ dịch thừa và chất thải từ máu và đưa chúng vào nước tiểu.

·         Bệnh gan: Bệnh gan cũng là một biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt ở những người cũng bị viêm gan B hoặc viêm gan C.

7. Cách phòng tránh HIV

Một là: Phòng nhiễm lây truyền HIV/AIDS lây qua đường tình dục

·         Chung thủy 1 vợ 1 chồng, không quan hệ tình dục lung tung bừa bãi.

·         Nếu có phát sinh quan hệ với đối tượng mà mình chưa rõ về lai lịch thì cần sử dụng các bệnh pháp bảo vệ hiệu quả như sử dụng bao cao su hoặc màng chắn âm đạo.

·         Phát hiện bệnh sớm, sử dụng thuốc để giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh.

Hai là: Phòng nhiễm HIV/AIDS lây qua đường máu

·         Tuyệt đối không sử dụng, dùng chung bơm kim tiêm với bất cứ ai. 

·         Tại các cơ sở y tế, cơ sở làm đẹp, khám chữa bệnh chỉ dùng bơm kim tiêm 1 lần. 

·         Truyền máu khi thực sự rất cần thiết.

·         Không dùng chung đồ dùng cá nhân với mọi người.

·         Cần phải khử trùng các dụng cụ phẫu thuật, dụng cụ xuyên qua da một cách triệu để trước khi sử dụng.

Ba là: Phòng lây nhiễm HIV/AIDS lây truyền từ người mẹ sang con

Phụ nữ khi nhiễm HIV/AIDS thì không nên sinh con. Nếu trong quá trình mang thai nhiễm HIV thì nên nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ để hạn chế tình trạng lây nhiễm.

Vì Tháng hành động năm 2023: Cng đồng sáng to - Quyết tâm chấm dứt dịch bệnh AIDS  vào năm 2030” Mỗi chúng ta hãy cùng chung tay tuyên truyền khẩu hiệu:

+ Tuổi trẻ chung vai, vì ngày mai không còn HIV/AIDS.

+ Hãy sử dụng bao cao su để bảo vệ cho bạn và người thân! Dùng riêng bơm kim tiên sạch giúp phòng lây nhiễm HIV.

+ Xét nghiệm HIV sớm là để bảo vệ chính mình và người thân!.